Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

NÓNG: Toàn bộ quân Mỹ báo động khẩn, căn cứ ở Iraq bất ngờ bị tấn công, Patriot đã khai hỏa

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin nóng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ mới triển khai tới Iraq đã khai hỏa đánh chặn nhiều mục tiêu nguy hiểm nhằm vào căn cứ ‘Ayn Al-Assad.

‘Ayn Al-Assad chính là căn cứ ở tỉnh Al-Anbar, Iraq, nơi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đạn đạo kinh Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog hoàng của Iran khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não phải cấp cứu cách đây không lâu.

Anadolu cho biết Quân đội Mỹ đã bắn hạ thành công các tên lửa của kẻ định trước khi chúng kịp tới được mục tiêu đã định.

Dẫn nguồn từ một quan chức Iraq, Anadolu khẳng định hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ 2 quả đạn đang trên đường bay tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad Base nằm ở phía Tây Al-Ramadi.

Trước đó, vào hôm qua, Thứ Hai (31/03/2020), Mỹ tuyên bố đã triển khai xong hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đầu tiên tới Iraq. Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi các lực lượng Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nhiều căn cứ nhỏ trên khắp đất nước Iraq.

Tuần vừa rồi tờ New York Times cho biết Quân đội Mỹ ở Iraq đã được lệnh vào cấp báo động chiến đấu cao khi Washington nhận định các lực lượng mình tại đây có thể sẽ phải đối mặt với những đòn tấn công lớn của những nhóm vũ trang bản địa do Iran hậu thuẫn.

'Cách ly toàn xã hội' thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào?

Liên quan đến chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly xã hội toàn quốc, nhiều người thắc mắc liệu hoạt động di chuyển, vận chuyển hàng hoá Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog của các tài xế công nghệ có bị ảnh hưởng?

Về vấn đề này, trao đổi nhanh với chúng tôi, một số Công ty cung cấp ứng dụng công nghệ di chuyển có tiếng như Grab cho biết "vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết từ cơ quan chức năng".

Tuy nhiên trong khi chờ đợi những thông báo cụ thể, tạm thời dịch vụ giao hàng, shipper hay tài xế chở khách vẫn hoạt động bình thường theo quy định. Bên cạnh đó vẫn tuân thủ đúng yêu cầu, chủ trương về phòng chống dịch Covid-19 trong quá trình hoạt động.

Theo Grab, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, đơn vị này đã thông báo đến đối tác nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan y tế, ngoài ra cũng đang triển khai nhiều chương trình, sáng kiến nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng, đối tác, cũng như chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch.

"Các dịch vụ của Grab hiện vẫn đang hoạt động bình thường. Grab đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để có các hướng dẫn cụ thể trên tinh thần tuân thủ chặt chẽ các khuyến nghị từ cơ quan chức năng", đại diện Grab nói.

Cũng như Grab, ứng dụng công nghệ đặt xe be (be Group) cho biết vẫn sẽ hoạt động bình thường trước khi có thông tin cụ thể từ cơ quan chức năng.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 1.

Grab tạm thời vẫn hoạt động bình thường.

Theo đại diện truyền thông của be, các tài xế vẫn ra đường đón khách và tuân thủ đúng các quy định về phòng chống dịch Covid-19 như khách phải khai báo y tế trước khi lên xe, tài xế và khách bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi xe.

"Chúng tôi vẫn tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của cơ quan chức năng trong việc hoạt động" , đại diện be nói.

Bên cạnh tài xế xe ôm, ô tô công nghệ thì tài xế shipper của các ứng dụng đặt đồ ăn nhanh cũng chưa có thông báo cụ thể về việc ngừng vận chuyển hay không. Trước mắt các tài xế của ứng dụng này vẫn hoạt động bình thường.

Cách ly toàn xã hội thì shipper, tài xế công nghệ hoạt động như thế nào? - Ảnh 2.

Đại diện ứng dụng giao đồ ăn nhanh BAEMIN cho biết, từ lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các shipper luôn được yêu cầu mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ được cung cấp bởi doanh nghiệp này, bao gồm khẩu trang, nước rửa tay...

BAEMIN cũng tích cực hướng dẫn shipper đảm bảo khoảng cách an toàn 2 mét với khách hàng khi giao hàng.

Hà Nội lập chốt xét nghiệm tại cửa ngõ

Ngày 31/3, triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo từ 0h ngày 1/4 gia đình cách ly với gia đình; thôn, bản/cụm dân cư cách ly với thôn bản/cụm dân cư; xã phường cách ly với xã phường; quận huyện cách ly với quận huyện. Thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố, "mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc, cấp cứu và trường hợp khẩn cấp".

Người dân Hà Nội đi lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy

Người dân Hà Nội đi lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngày 31/3. Ảnh : Giang Huy

Biện pháp "cách ly" lúc này được kỳ vọng có tác dụng lớn, có tính chất quyết định đến việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Thành phố kêu gọi "người dân thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ". Chính quyền cam kết đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết nên không phải tích trữ.

Công an thành phố được giao phối hợp Sở Giao thông Vận tải lập các chốt kiểm soát; phối hợp với Sở Y tế tổ chức chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính. Chính quyền xã, phường, thị trấn và các đội phản ứng nhanh trực 24/24h để tiếp nhận thông tin về các dấu hiệu nghi ngờ của người bệnh, tổ chức nhanh lấy mẫu xét nghiệm.

Với cơ quan nhà nước, Hà Nội yêu cầu làm việc tại nhà, chỉ đến công sở trong trường hợp cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa. Ai có bất cứ mối liên hệ nào tới "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai hoặc người đi từ các vùng dịch ở các nước về cần ngay lập tức phải cách ly tại nhà và khẩn trương khai báo y tế tự nguyện, lấy mẫu xét nghiệm.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tổ chức cho cán bộ công nhân viên, người lao động nghỉ tại nhà, nơi cư trú, tại nhà máy, tại công trường xây dựng (nếu có), trừ các trường hợp sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Các trường hợp được tổ chức sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt về bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn...

Hà Nội yêu cầu không hội họp, không tổ chức các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; dừng triệt để nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người; dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng. Trường hợp tập trung dưới 20 người phải khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m.

Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng lực lượng y tế tiếp tục quản lý các khu cách ly tập trung, tách bạch trường hợp mới cách ly và đang cách ly; thực hiện giãn mật độ phù hợp, không để lây chéo.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đảm bảo an sinh xã hội với đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động mất việc làm không có bảo hiểm thất nghiệp; phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố đảm bảo chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lao động.

Ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội vào ngày 6/3. Tính đến tối 31/3, Hà Nội có 86 trường hợp dương tính, nhiều nhất cả nước, trong đó 33 ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai.

Võ Hải

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay

Cố diễn viên Mai Phương đã về với đất mẹ sáng ngày 30/03, để lại trong lòng người thân, bạn bè, các nghệ sĩ sự tiếc thương, đau xót. Khi còn sống, Mai Phương lúc nào cũng mang đến sự lạc quan, vui vẻ cùng nụ cười hiện rõ trên môi. Kể cả khi bệnh tật kéo Mai Phương ngã quỵ, cô vẫn giữ được tinh thần ấy.

Mai Phương mạnh mẽ, bởi bên cạnh cô có con gái nhỏ chỉ chưa đầy 7 tuổi, cô có những người bạn lúc nào cũng yêu thương, cô có chị Ốc Thanh Vân, có người bạn MC Bảo Như. Họ đã sát cánh cùng Mai Phương từ khi cô còn khỏe mạnh, lúc đau đớn vì bệnh tật và lo hậu sự cho cố diễn viên thật tươm tất đến lúc cô nhắm mắt xuôi tay.

Tình bạn của cố diễn viên Mai Phương và nghệ sĩ Ốc Thanh Vân ai ai cũng tỏ

Còn nhớ, khi Mai Phương phát bệnh, Ốc Thanh Vân là một trong số nghệ sĩ xuất hiện đầu tiên, ở bên cạnh, lo toan, kêu gọi quyên góp để nữ diễn viên có thể yên tâm vượt qua giai đoạn khó khăn cuộc đời. Ốc Thanh Vân cũng khẳng định sẽ lo lắng cho con gái của Mai Phương, nữ diễn viên chỉ cần giữ tinh thần thật mạnh mẽ, phải sống kiên cường không chỉ vì bản thân, vì con cái mà còn là vì rất nhiều người vẫn luôn yêu quý và sẵn sàng đồng hành cùng Mai Phương, dù cho đoạn đường phía trước chắc chắn còn rất nhiều khó khăn.

Cũng trong suốt khoảng thời gian Mai Phương chạy chữa bệnh tật, Ốc Thanh Vân là người luôn đồng hành. Tình bạn có nhau lúc vui đã khó kiếm, bên nhau lúc hoạn nạn thế này quả là mò kim đáy bể.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 1.

Đến khi Mai Phương đi, Ốc Thanh Vân cũng lại chạy đến, cô đau đến không thở được: "Sát bên Mai Phương những ngày cuối cùng nhưng mình không chia sẻ gì vì Phương không muốn. Và vì khá nhiều điều nội bộ rối ren không thể nói hết được. Rối lắm. Đau xót lắm. Mới hôm qua còn ở bên em. Giờ Ốc đang chạy lên với em, đường xa. Dù biết trước nhưng vẫn cảm thấy không thở được" . Rồi những ngày sau đó, bên linh cữu Mai Phương, Ốc Thanh Vân vẫn túc trực, lo hậu sự tươm tất.

Trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân nhớ về chuyến đi Bhutan hồi tháng 4/2019, nhớ cả nụ cười và những giọt nước mắt của cố diễn viên Mai Phương khi đến được miền đất hạnh phúc. " Nhìn em nằm đó mà tự nhiên nghĩ: ừ, thôi vậy đi. Em được ngủ rồi. Bao nhiêu ngày rồi có được ngủ đâu. Thức trắng cả ngày lẫn đêm, cứ ngồi rồi gục cái đầu xuống. Tư thế đó làm em đỡ đau vì những điểm di căn hành hạ thân thể tan nát. Em tỉnh táo gần như đến lúc cuối cùng. Không nói được nhưng chị đến là biết, mắt nhướn lên nhìn, miệng nói khẩu hình "Ốc, Ốc", cấu cấu cái tay chị, cấu mạnh lắm. Muốn nói nhưng chỉ được vậy thôi. Bao nhiêu đau đớn, khổ ải. Bao nhiêu cùng cực, vật vã. Giờ thì ngủ thôi em ạ. Không phải nhọc hết sức mà dậy nữa. Chị đã thương em thì sẽ mãi thương em. Em tôi, Mai Phương" - Ốc Thanh Vân thắt lòng chia sẻ.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 3.

Và còn một người bạn nữa, vẫn luôn ở bên cạnh cố diễn Mai Phương - MC Bảo Như

Bảo Như và Mai Phương cùng hát chung trong chương trình "Bước chân hai thế hệ" cách đây 10 năm. Chính những người trong cuộc cũng không nghĩ là có thể thân thiết và bên nhau bền bỉ đến cả một thập kỷ. Hai nghệ sĩ còn xưng hô với nhau là vợ chồng, Mai Phương là vợ còn Bảo Như Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog là chồng. Nữ MC chứng kiến từng cột mốc trong cuộc đời Mai Phương, cả khi cố diễn viên sinh con đến lúc oằn mình trong những cơn đau của căn bệnh ung thư quái ác.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 4.

Cố diễn viên Mai Phương từng viết những dòng thư đầy cảm xúc cho người bạn của mình: "Bạn tôi sôi nổi, nhiệt tình lắm nên chịu khó nói chuyện, chia sẻ, còn tôi thì khó nói chuyện và chia sẻ hơn. Dần dà 2 đứa nói chuyện nhiều hơn, tôi cũng chịu khó chia sẻ nhiều hơn. Đi khám, nhập viện, điều trị lúc nào cũng có mặt Như trước tiên, chở tôi đi, đợi tôi. Sắp xếp công việc, xin phép chồng con, thậm chí bỏ show, xém mất việc tại công ty dầu khí để trông chừng, tiếp khách, giữ tiền, lo chi phí các loại cho tôi trong bệnh viện, lí do là đi rồi gửi gắm tôi cho ai, Như cũng không yên tâm" .

Mai Phương còn viết: " Vợ cảm ơn chồng nhiều lắm, nói bao nhiêu cũng không đủ lời để cảm ơn chồng. Mọi sự lo lắng và vất vả của chồng, vợ đều biết. Có đôi lúc vợ giận vì cái gì chồng cũng phải rõ ràng nhưng yêu lắm. Cũng phải xin lỗi vì những điều chồng hy sinh cho vợ mà mọi người không biết đến. Bên cạnh chị Ốc Thanh Vân, chồng là người ngoài gia đình mà thật sự thương vợ. Người mà vợ luôn mang nợ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là chồng" .

Trong đám tang cố diễn viên Mai Phương, vẫn luôn thấy MC Bảo Như tất bật đón khách, to tươm tất hậu sự. Mai Phương đi rồi, nhưng người ta sẽ nhớ mãi về một nữ diễn viên có thật nhiều: có cô con gái nhỏ đáng yêu, có nụ cười thật đẹp và có cả những người bạn tốt.

Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 5.
Có 2 người bạn tri kỷ luôn ở bên cố diễn viên Mai Phương lúc đau đớn, tràn lệ vì bệnh tật cho đến khi nhắm mắt xuôi tay - Ảnh 6.

Đánh nhân viên bệnh viện vì chuyện khẩu trang

Khoảng 23h ngày 30/3, một chiếc ôtô đưa người đến cấp cứu do tai nạn giao thông tại Trung tâm cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Ba nam thanh niên và một bệnh nhân ra khỏi xe, tất cả không đeo khẩu trang nên bị nhân viên an ninh của bệnh viện nhắc nhở.

Toàn bộ vụ việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Sự việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Nhân viên Nguyễn Phi Long bị một người trong nhóm chửi bới, xô ngã và liên tục đấm vào mặt, vào đầu.

Khi đội an ninh của bệnh viện cùng nam tài xế đi cùng vào can ngăn, người này mới dừng lại và ngay lập tức bị đưa ra khỏi bệnh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog viện. Hành vi của anh ta khiến anh Long thâm tím vùng mắt và sưng nề vùng mặt.

Nhà chức trách Phú Thọ đang điều tra sự việc.

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Thủ tướng chỉ đạo từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19

Bài viết nhận định virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia phát triển đang điêu đứng. Nhà báo Sean Fleming cho rằng Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng rằng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển, và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Theo tác giả Fleming, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Tác giả bài báo đề cập một loạt biện pháp của Việt Nam, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng, các hành vi như chia sẻ tin giả, thông Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.

Tác giả bài viết nêu bật những nỗ lực chủ động của Việt Nam chống COVID-19 diễn ra trong bối cảnh chất lượng cuộc sống người dân tại quốc gia này đã có sự cải thiện lớn sau hai thập niên qua. Theo đó, từ năm 2002 đến 2018, chính sách chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ tăng từ 71 năm 1990 lên 76 vào năm 2015. Bài báo nhấn mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện.

Nhà báo Fleming nhận định với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã làm cho sự bùng phát dịch bệnh này ở trong tầm kiểm soát.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động

Bật khóc khi được miễn phí 2 tháng tiền trọ

Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới đời sống, việc làm và thu nhập của nhiều người. Để chia sẻ bớt khó khăn với những người đi thuê trọ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng đã quyết định miễn, giảm tiền phòng trọ cho sinh viên và người lao động nghèo...

Clip: Nhiều chủ trọ ở Đà Nẵng miễn phí tiền phòng cho người thuê trong mùa dịch Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ dãy trọ nằm ở khu B16.210 Phương Trang (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, để chia sẻ bớt gánh nặng cho người lao động, sinh viên,… chị đã tự động miễn phí tiền phòng cho họ trong 2 tháng (3 và 4).

Dãy trọ nhỏ của chị Hồng là nơi tạm trú của một gia đình buôn bán ve chai, những sinh viên và nhân viên bán hàng. Bản thân chị Hồng một mình nuôi con nhỏ và dãy trọ này chính là nguồn thu nhập hằng tháng của chị. Thế nhưng, chứng kiến khách thuê trọ đang gặp khó khăn, chị Hồng vẫn quyết định không thu tiền trong thời gian này.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 2.

Nhiều người vui mừng khi nghe thông báo được miễn giảm tiền nhà trọ trong dịch Covid-19.

Chia sẻ về lý do miễn 100% tiền trọ, chị Hồng chia sẻ: "Gần một tháng nay, thấy nhiều người ở đây không có việc làm, thu nhập sụt giảm.  Mỗi người ở trọ đều có khó khăn riêng, có người buôn ve chai vất vả, lại có bạn trẻ làm tiếp thị nhưng giờ thất nghiệp phải đi phục vụ quán cafe qua ngày để trang trải cuộc sống. Thấy họ đang gặp khó khăn nên tôi quyết định miễn 2 tháng tiền thuê phòng, kể cả tiền điện nước. Hi vọng sẽ có nhiều chủ trọ khác cũng sẽ mở lòng, miễn giảm tiền thuê cho sinh viên, công nhân, người lao động nghèo để giúp họ vơi bớt khó khăn trong mùa dịch Covid-19".

Vui mừng vì được miễn tiền trọ trong 2 tháng, chị Nguyễn Thị Đông cho biết, c hồng chị làm công nhân nhưng từ ngày có dịch phải nghỉ việc, mọi chi phí trong gia đình suốt 2 tháng nay đều trông chờ vào nghề nhặt ve chai của chị.

"Suốt mấy tháng nay, gia đình tôi phải tằn tiện chi tiêu để có thể "cầm cự" trong mùa dịch này. Cũng may chủ trọ tốt bụng miễn phí cho 2 tháng tiền phòng nên vợ chồng tôi vui mừng và biết ơn lắm!", chị Đông nghẹn ngào.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 3.

Chị Đông (áo xanh) bật khóc vì xúc động khi nghe chị Hồng thông báo sẽ miễn phí 2 tháng tiền trọ.

Cũng giống chị Hồng, ông Nguyễn Văn Viên (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) kinh doanh phòng trọ suốt nhiều năm nay. Ông Viên có 15 phòng trọ trên đường Dương Thị Xuân Quý và đường Ngũ Hành Sơn với giá thuê 1,8 triệu đồng/phòng.

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, từ đầu tháng 2 đến nay, ông Viên đã tạm dừng thu tiền toàn bộ các phòng.

"Hiện khu trọ của tôi có 7 phòng cho sinh viên thuê, các cháu đang phải nghỉ học do dịch, rồi cũng vì dịch mà việc làm thêm đình trệ, các cháu lấy đâu tiền để nộp, do đó tôi quyết định không thu, lúc nào các cháu ra ở lại lâu dài thì tính tiền. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh này gia đình của các cháu ở quê cũng vất vả lắm, nên tôi muốn làm gì đó để giúp đỡ các cháu. Với những phòng còn lại, tôi cũng chỉ thu tiền điện, nước và đều miễn phí tiền phòng",  ông Viên, chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 5.

Chị Hồng cho biết, trong thời gian dịch do Covid-19, nhiều người không có việc làm, thu nhập giảm sút, nên chị hi vọng việc miễn phí tiền trọ sẽ giúp cuộc sống của họ đỡ chật vật hơn.

Bạn Trần Tuấn Long (quê ở Nghệ An, sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng) ở lại thành phố trong những ngày nghỉ học để chạy Grab. May mắn được chủ trọ miễn giảm 50% tiền trọ, anh Long chia sẻ: "Tình hình dịch bệnh này ai cũng khó khăn, kể cả các chủ trọ. Vậy mà họ vẫn chấp nhận lỗ để miễn giảm tiền trọ cho người thuê, khiến em cảm thấy rất vui và xúc động".

"Hãy lấy mì tôm nếu cần"

Không chỉ miễn giảm tiền thuê phòng, nhiều chủ trọ tốt bụng ở Đà Nẵng còn tự bỏ tiền túi để mua mì tôm, thực phẩm để hỗ trợ cho sinh viên, người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong đó, phải kể đến cô  Nguyễn Thị Xuân Hương (55 tuổi, trú phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Cô Hương chính Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog là chủ nhân của của tấm bảng thông báo "đốn tim" cộng đồng mạng những ngày qua.

Tấm bảng thông báo có nội dung: "Tình hình dịch bệnh khó khăn, cùng chia sẻ. Vào 2 tháng tiếp theo các phòng sẽ được giảm tiền phòng mỗi tháng 500 nghìn đồng, cùng hợp tác. Các phòng nếu có khó khăn về thực phẩm hay vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp với cô, sẽ giải quyết. Hãy lấy mì tôm nếu cần".

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 6.

Cô chủ trọ Nguyễn Thị Xuân Hương bên tấm bảng thông báo khiến nhiều người ấm lòng.

Chia sẻ với PV, cô Hương cho biết, khu trọ của gia đình cô có 8 phòng và  phần lớn cho sinh viên và người lao động trẻ thuê, với giá  từ 1 đến 2 triệu đồng/phòng/tháng.

Thấy mọi người gặp khó khăn trong tình hình dịch Covid-19, nên từ đầu  tháng 3, cô Hương đã quyết định viết tấm bảng này để thông báo việc giảm tiền trọ cho mọi người. Đồng thời,  cô còn chuẩn bị một số thực phẩm khô, mì tôm để khách trọ có thể sử dụng miễn phí khi cần.

Cảm động hơn khi biết, kinh tế của gia đình cô Hương cũng không mấy dư dả gì. Để có tiền xây dựng khu trọ này, gia đình cô phải vay mượn ngân hàng, do đó khoản thu khoảng 10 triệu đồng/tháng từ khu trọ chiếm vị trí khá quan trọng và được trích để trả nợ ngân hàng.  Tuy nhiên, cô Hương quan niệm vẫn còn nhiều người khó khăn hơn mình, mọi người cùng đùm bọc nhau chống lại mùa dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 7.

Nhiều sinh viên vui mừng khi được chủ nhà trọ miễn phí, giảm giá thuê trong mùa dịch Covid-19.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 8.

Bên cạnh giảm tiền thuê phòng, một số chủ trọ ở Đà Nẵng cũng cam kết không lấy tiền điện, nước, wifi trong thời gian sinh viên ở quê, chưa đi học trở lại.

"Thấy dịch bệnh khiến ai cũng gặp khó khăn cả nên tôi muốn chia sẻ bớt một phần khó khăn với mọi người.  Trước mắt tôi sẽ miễn giảm 2 tháng tiền phòng, s au đó tùy tình hình dịch tôi tính tiếp có giảm thêm các tháng tới nữa không.  Đến k hi nào tình hình dịch bệnh ổn định, tôi mới thu tiền trở lại bình thường.

Sợ mấy đứa sinh viên dịch hạn chế ra ngoài, không có đồ ăn, nên tôi mua ít đồ khô về rồi treo sẵn ở hành lang để ai khó khăn hoặc không mua được thì có thể tới lấy về dùng. Thôi thì một miếng khi đói bằng một gói khi no mà...", cô Hương, chia sẻ.

Cô Hương chia sẻ thêm, là người làm kinh doanh ở thời điểm này nên chấp nhận thiệt thòi một chút bởi ai cũng khó khăn. Nhất là các bạn sinh viên chưa ổn định về mặt kinh tế nên cô cố gắng hỗ trợ hết mức cho họ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 9.

Việc làm của cô Hương xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản, khi được miễn tiền thuê, mọi người sẽ bớt đi một phần gánh nặng trong cuộc sống và an tâm hơn trong việc phòng chống dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 10.

Thật vui và cảm động về nghĩa cử cao đẹp của cô chủ trọ tốt bụng này!

"Khu trọ của tôi có 2 bạn nữ mới ra trường làm việc tại khách sạn, đợt dịch này gặp khó khăn nên báo tôi chắc sắp tới về nhà 1, 2 tháng. Rồi có mấy cháu sinh viên mới nghỉ Tết ở quê ra học được 1 tuần thì lại được về nghỉ dịch nên tôi cũng không lấy tiền phòng. Số tiền đó để hỗ trợ mọi người mua thức ăn, vì thời điểm này ai ai cũng khó khăn cả", cô Hương, trải lòng.

Thân thiết và quý mến nhau như người thân trong gia đình, nhiều sinh viên, bạn trẻ thuê trọ khi gặp vấn đề khó khăn gì cũng thường nhắn tin cho cô Hương nhờ tư vấn. C ô Hương cũng tin tưởng để mọi người tự tính tiền điện, nước rồi chủ động gởi cho mình mỗi tháng. Có người thuê phòng của cô từ khi mới vào đại học đến khi đi làm, đến nay cũng đã gần 10 năm.

"Cô Hương rất tốt bụng và xem tụi em như thành viên trong gia đình vậy. Không chỉ miễn giảm tiền thuê trọ, cô còn thường xuyên mua thực phẩm cho tụi em nữa. Mỗi khi có khó khăn gì, tụi em đều tâm sự và cô đều cố gắng giúp đỡ cho tụi em hết sức hết", bạn Trần Hoàng Bảo Trân (SN 1997, quê Quảng Trị), chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 11.

"Mùa dịch kéo dài, sinh viên phải nghỉ ngang việc làm thêm nên vấn đề chi tiêu sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nhờ cô chủ trọ miễn giảm tiền phòng mà chúng em tiết kiệm được một ít tiền để san sẻ cho những việc khác", bạn Ngô Thị Thảo (SN 1997), chia sẻ.

Đang trong mùa dịch, vấn đề việc làm, thu nhập trở nên rất khó khăn. Vì vậy, việc miễn hay giảm tiền phòng cho thuê của các chủ nhà trọ khiến người đi thuê cảm thấy ấm lòng và trân trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn cả tinh thần.  Nhiều người hi vọng, hành động nhân văn, ý nghĩa này của một số chủ nhà trọ tốt bụng ở Đà Nẵng sẽ tiếp tục lan tỏa, để giúp sinh viên, người thuê nhà giảm bớt một phần áp lực về kinh tế trong giai đoạn khó khăn này.



QĐ Mỹ chặn đường, truy đuổi đoàn xe bọc thép Nga lao xuống ruộng ở Đông Bắc Syria

Ngày 31/3. Một xe đoàn tuần tra của Quân đội Mỹ đã chặn một đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga, không cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ của Moscow sử dụng một tuyến đường chính ở vùng Đông Bắc Syria .

Nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe bọc thép kháng mìn Oshkosh M-ATV của Mỹ đã can thiệp và ngăn cản các xe bọc thép của Nga trên trục đường chiến lược ở Đông Bắc Syria.

Đoàn xe quân cảnh Nga đã tìm cách đi vòng qua một trạm kiểm soát của Mỹ và bị mắc kẹt trên cánh đồng lầy lội.

Đoàn xe Quân cảnh Nga bị các lực lượng quân sự Mỹ chặn đường ở Đông Bắc Syria

Các xe bọc thép Tigr và xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga cố gắng vượt qua trạm kiểm soát nhưng lại bị kẹt dưới ruộng và phải được kéo ra bằng xe bọc thép Typhoon-K (KAMAZ-53949).

Theo truyền thông địa phương, các lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn không cho đoàn tuần tra của Quân cảnh Nga tiến về một mỏ dầu tại đây.

Đoàn xe tuần tra Nga khi đó đang cố gắng tiến về cửa khẩu biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống lại SDF vào tháng 10/2019, Nga đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là khi Mỹ đưa ra quyết định rút phần lớn binh sĩ khỏi Syria.

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Mỹ vẫn Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog duy trì hàng trăm binh lính đóng quân ở Đông Bắc Syria để phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria “chống khủng bố IS”.

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì "chuyện ấy" với huyền thoại AC Milan

Mới đây, người đẹp Martina Colombiaari đã chia sẻ rất thẳng thắng về những chuyện "chăn gối" có phần hoang đường của mình và Alessandro Costacurta. Người đẹp 44 tuổi nói: ""Chuyện ấy" với Alessandro khiến đầu gối của tôi bị tàn phá. Giờ thì cái đầu gối của tôi coi như xong rồi" .

Alessandro Costacurta ra mắt cho AC Milan ở mùa 86/87 và sau đó có 663 trận ra sân cho CLB Italia. Trong khi đó, vợ anh, Martina Colombiaari đăng quang hoa hậu Italia năm 1991, khi mới 16 tuổi. Cặp đôi kết hôn năm 2004 và cậu con trai Achille cũng chào đời cùng năm đó.

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 1.

Alessandro Costacurta

Dù đã cao tuổi, Martina Colombiaari vẫn duy trì được thân hình hoàn hảo nhờ chăm chỉ tập luyện Yoga. Cô thường xuyên khoe những khung hình nóng bỏng của mình lên tài khoản Instagram có gần 1 triệu người theo dõi.

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 2.

Martina Colombiaari

Hẳn giờ đây, người ta sẽ phải tự hỏi cựu hoa hậu Italia đã làm những gì cùng Alessandro Costacurta mới khiến cho đầu gối của cô bị chấn thương...

Xem thêm ảnh nàng Martina Colombiaari xinh đẹp:

Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 3.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 4.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 5.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 6.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 7.
Cựu hoa hậu Italia kể chuyện... hỏng đầu gối vì chuyện ấy với huyền thoại AC Milan - Ảnh 8.
Người đàn ông quyến rũ nhất Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog và những vết rạn trên biểu tượng toàn bích

Lee Min Ho và Kim Go Eun ván chưa đóng thuyền đã bị hội "nằm nhà tránh dịch" photoshop đánh ghen tung toé?

Càng gần kề ngày lên sóng, những chủ đề bàn luận về The King: Eternal Monarch (Bệ Hạ Bất Diệt) lại càng nổi lên sôi nổi. Bên cạnh việc dự đoán về diễn biến của phim, những tấm hình chế cũng đã được các fan nhiệt tình “thi triển”, tạo nên vô số sản phẩm khiến người xem phải cười ồ. Đặc biệt, hai tấm hình “đánh ghen” mới đây đang thu hút được sự chú ý vô cùng mạnh mẽ trên mạng xã hội Twitter.

Lee Min Ho và Kim Go Eun ván chưa đóng thuyền đã bị hội nằm nhà tránh dịch photoshop đánh ghen tung toé trên mạng? - Ảnh 1.

Poster chính thức của Bệ Hạ Bất Tử

Trước đây, Lee Min Ho Kim Go Eun đều được biết đến là bạn cặp của Jeon Ji Hyun Go Soo trong Legend Of The Blue Sae (Huyền Thoại Biển Xanh) và Goblin (Yêu Tinh). Với sự thành công của hai tác phẩm, các fan ủng hộ những cặp đôi này cũng nhiều vô số kể. Thế nên khi mà Lee Min Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Ho và Kim Go Eun có dịp trốn người cũ để thành đôi với nhau trong tác phẩm mới, cộng đồng fan cũng không ngại ngần cất công đưa cả Go Soo và Jun Ji Hyun đến tận nơi để “đánh ghen đòi bồ” tạo nên khung cảnh hết sức hài hước. Với một người là vị thần với sức mạnh hô mưa gọi gió, một người lại là tiên nữ của biển xanh, có là cảnh sát như Kim Go Eun hay hoàng đế Lee Min Ho cũng chẳng thể đấu lại.

Lee Min Ho và Kim Go Eun ván chưa đóng thuyền đã bị hội nằm nhà tránh dịch photoshop đánh ghen tung toé trên mạng? - Ảnh 2.

Ơ kìa chú Yêu Tinh đi đòi cô dâu lại kìa!

Lee Min Ho và Kim Go Eun ván chưa đóng thuyền đã bị hội nằm nhà tránh dịch photoshop đánh ghen tung toé trên mạng? - Ảnh 3.

Muốn giành người yêu của chị đại Jeon Ji Hyun đâu có dễ!

Thăm dò ý kiến

Bạn có tính xem Bệ Hạ Bất Tử không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bệ Hạ Bất Tử dự kiến phát sóng từ tháng 4/2020 trong khung giờ thứ 6, thứ 7 của đài SBS, tiếp nối khung giờ của Hyena (Linh Cẩu).

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ "cách ly toàn xã hội" ở Sài Gòn: "Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi"

" Nay ngoại bán bữa nữa rồi nghỉ, mà nghỉ rồi không biết làm sao, lấy cái gì để ăn" - ngoại Linh đưa một tay gạt nước mắt, một tay nắm xấp vé số đang bán dở, thở dài...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 1.

Xấp vé số cuối cùng của ngoại Linh chiều 31/3.

Với nhiều người ở Sài Gòn, vé số kiến thiết được xem là một điều may mắn, không ít người đã đổi đời nhờ những tấm vé số. Nhưng với ngoại Linh và nhiều người bán vé số khác, những tấm "giấy lộn" đầy màu sắc này là chiếc cần câu cơm, phương tiện sống duy nhất để họ có thể bám trụ ở Sài Gòn.

Những tấm vé số cuối cùng...

Việc dừng xổ số kiến thiết từ 1/4 khiến không ít người bán vé số ở Sài Gòn rơi vào cảnh mất trắng nguồn thu nhập.

11h trưa ngày 31/3, đường phố Sài Gòn vắng vẻ hơn khi nhiều người đã hạn chế ra đường, hàng quán thì treo biển đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Ngồi nép ở góc ngay ngã tư đường Bình Quới - Thanh Đa, một cụ bà lớn tuổi, khòm lưng đếm những tờ vé số còn lại trên tay, chốc chốc hướng mắt về phía những người ít ỏi đang chạy trên đường, chờ đợi.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 3.

Ngoại Linh xúc động khi nghĩ đến những ngày sắp tới, tiền gạo, tiền sinh hoạt phí mỗi ngày.

Đã hơn 1 tuần qua, lượng vé số mà ngoại Linh (76 tuổi, quê Đắk Lắk) bán được mỗi ngày đã giảm hơn một nửa vì vắng người mua. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ngoại vẫn bám trụ, lang thang khắp nẻo đường ở Bình Thạnh để bán vé số, vậy mà...

"Mai dừng hẳn rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa, mà gạo cũng hết rồi" , ngoại Linh buồn bã nói.

Kể từ lúc bỏ nhà vào Sài Gòn vì buồn chuyện con cái, những tấm vé số giúp ngoại Linh có đủ cơm ngày 3 bữa.

Dù có tận 4 người con, điều kiện kinh tế khá giả nhưng vì buồn chuyện con cái, ngoại Linh quyết định bỏ nhà ở quê để vào Sài Gòn, tự bươn chải kiếm sống. Tuy có vất vả nhưng số tiền mà ngoại kiếm được mỗi ngày từ những tấm vé số cũng giúp ngoại có cơm no ngày ba bữa. "Ngoại nghe bên phường bảo sẽ hỗ trợ cho người bán vé số, ngoại mừng quá, ngoại biết giờ đang dịch con virus, ai cũng sợ, chỉ mong nó mau mau qua để mọi người còn có công ăn việc làm" , ngoại Linh nói.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 5.

Góc đường Trần Hưng Đạo cũng vắng vẻ hơn mọi ngày.

Chú Thành và những tờ vé số cuối cùng, chú cho biết bán vé số để phụ con cái nuôi cháu, những ngày tới rồi chẳng biết tính sao.

Cũng giống như ngoại Linh, chú Thành (bán vé số trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1) cho biết 15 ngày tới, có thể là dài hơn là khoảng thời gian "ám ảnh" nhất mà chú sắp trải qua. Bị khuyết tật, mất cả đôi chân, chiếc xe lăn và bán vé số là cần câu cơm giúp chú bám trụ ở Sài Gòn. Giờ dừng bán ít nhất 15 ngày, chú chẳng biết tính sao...

"Nghĩ giận con virus dễ sợ, tự nhiên vì nó mà chú được nhàn rỗi" - chú Thành cười đau xót.

Căn nhà vé số chẳng còn tiếng nói cười...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 7.

Căn nhà hơn chục người bán vé số sinh sống chỉ còn lại 3 người.

Nằm sâu trong con hẻm 406 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM), căn nhà trọ nhỏ là nơi sinh sống của hơn 10 người bán vé số dạo mưu sinh. Đã 5 ngày trôi qua, chú Nguyễn Thanh Hưởng (65 tuổi, quê Phú Yên) cùng 2 đồng nghiệp đành ở nhà vì không còn bán vé số được nữa.

"Ra đường thì chẳng ai mua, hàng quán đóng cửa, chú phải ở nhà thôi. Mấy người kia về quê hết rồi, chỉ còn 3 người chú, 1 thằng tật với 1 ông bạn già, ráng bám trụ chứ biết sao" , chú Hưởng nói.

Chú Hưởng cho biết sau tai nạn, chú bị mất 1 chân, phải lắp chân giả để đi lại, mưu sinh bằng việc bán vé số.

Theo chú Hưởng, một phần vì không đủ tiền để mua vé xe đò về Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog quê, phần còn lại chú sợ khi về nhà lỡ có gì lại ảnh hưởng đến mọi người nên quyết định ở lại Sài Gòn. Trước kia, mỗi ngày chú dùng chiếc chân giả, lắt nhắt đạp xe khắp mọi ngõ ngách để bán khoảng 200 tờ vé số, giờ thì chẳng còn tờ nào.

"Mấy nay bán ế quá, chú tính nghỉ vài hôm rồi đi bán lại, mà giờ nghe thông báo tạm dừng luôn rồi, chú chẳng biết sống sao nữa. Chỉ mong có đủ gạo nấu cơm trong 15 ngày tới thôi" - chú Hưởng trầm tư.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 9.

Nụ cười nghẹn của chú Hưởng khi nghĩ đến những ngày tháng bán vé số cùng mọi người.

"Mấy ngày trước chú còn nói với ông già đồng nghiệp, cũng may vé số vẫn còn được bán, dù ế ế mà ngày nào cũng kiếm dăm bảy chục mua gạo nấu cơm, hai người còn cười đùa với nhau, động viên nhau ở lại Sài Gòn để bán, cái chân chú bị tật đó giờ, chỉ có cái nghề này mà mưu sinh" - chú Hưởng nói.

Ngồi trong căn nhà trọ ọp ẹp, 3 người lặng lẽ nhìn nhau, chẳng nói chẳng cười, những ngày sắp tới, họ chẳng biết sẽ sống như thế nào khi cơm ngày ba bữa chẳng còn đủ no.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 10.

Chàng thanh niên trẻ dừng lại tặng cụ bà một thùng mì chiều 31/3.

Những hình ảnh của người bán vé số, tăm bông ở Sài Gòn trước khi có quyết định ngưng hoạt động.

Chiều 31/3, dừng chân lại một góc đường Trần Hưng Đạo, hình ảnh nam thanh niên chạy chiếc xe máy vội dừng lại, gửi tặng bà cụ còng lưng thùng mì hay cô gái trẻ mang bịch đồ ăn đến gửi cho ông cụ nhặt ve chai khiến chúng tôi thật sự xúc động. Dù cho người người, nhà nhà đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch bệnh nhưng sự tương thân tương ái, sẻ chia nhau vẫn được lan tỏa khắp nơi...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 12.

Nụ cười hạnh phúc của chú nhặt ve chai khi được cô gái trẻ dừng lại tặng túi quà... Sài Gòn vẫn luôn như thế, dẫu khó khăn nhưng sự san sẻ cho nhau khiến ai cũng thấy ấm lòng. Hi vọng những ngày sắp tới, sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người sẽ giúp đất nước vượt qua dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân.