Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

OmniVision OV64B trình làng cảm biến 64 MP với kích thước điểm ảnh 0.7 micron đầu tiên trên thế giới

Mới đây, OmniVision vừa giới thiệu cảm biến OV64B kích thước 1/2 inch, có độ phân giải 64MP với kích thước điểm ảnh chỉ 0.7 micron đầu tiên trên thế giới, sẽ được sử dụng trên các mẫu điện thoại cao cấp siêu mỏng sắp tới.

Để tiện so sánh, cảm biến của nhà Samsung là SOCELL Bright GW1 64 MP có kich thước lớn hơn (1/1.7 inch) do kích thước một điểm ảnh 0.8 micron. Bên phía Sony, cảm biến IMX686 64 MP cũng có kích thước cảm biến lớn hơn là 1/1.7 inch cùng kích thước pixel là phiên dịch 0.8 micron.

OmniVision OV64B trình làng cảm biến 64 MP với kích thước điểm ảnh 0.7 micron đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

OmniVision OV64B được xây dựng trên công nghệ khuôn xếp chồng PureCel Plus-S và hệ thống 4 bộ lọc màu theo mảng (CFA). Bên cạnh hình ảnh có độ phân giải 64MP, cảm biến cũng có thể xuất ra hình ảnh 16MP với độ nhạy sáng cao gấp 4 lần sẽ cho ảnh chụp tại ánh sáng yếu tốt hơn.

Về khả năng quay video, OmniVision OV64B hỗ trợ quay video 4K với khả năng ổn định hình ảnh điện tử (EIS), quay video 8K 30 fps cùng khả năng quay video slow-motion 240fps độ phân giải 1080p và 480 fps độ phân giải 720p.

Cảm biến OmniVision OV64B còn được tích hợp công nghệ lấy nét theo pha microlens 2×2 (ML-PDAF) giúp cải thiện khả năng lấy nét ngay cả trong các môi trường thiếu sáng.

Cảm biến OmniVision OV64B sẽ bắt đầu được bàn giao cho các đối tác vào tháng 5/2020. Hiện vẫn chưa rõ đối tác nào sẽ tích hợp cảm biến OmniVision OV64B vào smartphone của họ.

Tham khảo Gizmochina

'Sóng gió gia tộc' Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại 'ngai vàng' từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo

Cho Yang Ho (1949 - 2019) lúc sinh thời là một doanh nhân tiếng tăm trên thương trường Hàn Quốc, giữ chức chủ tịch tập đoàn vận tải Hanjin, chủ tịch kiêm CEO hãng hàng không Korean Air, thành viên sáng lập nên SkyTeam - một trong ba liên minh hàng không lớn nhất thế giới.

Tuy vươn đến đỉnh cao của tiền tài và quyền lực, nhà họ Cho cũng được xem là gia tộc chaebol tai tiếng nhất xứ sở kim chi, liên tục tranh đấu xào xáo khiến dân tình ngán ngẩm.

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 1.

Gia tộc họ Cho nắm giữ tập đoàn Hanjin và Korean Air (Ảnh: Yonhap)

"Sóng gió gia tộc" dồn dập của nhà họ Cho

Đầu tiên là bê bối của đại tiểu thư Cho Hyun Ah (sinh năm 1974) vào năm 2014. Lúc đó, người phụ nữ này đã vươn tới chức phó chủ tịch tập đoàn. Khi lên máy bay Korean Air, bà nạt nộ phi hành đoàn vì phục vụ hạt mắc-ca trong túi thay vì bày biện ra đĩa. Sau đó, bà còn đuổi thẳng tiếp viên trưởng, khiến máy bay bị muộn 11 phút so với dự kiến.

Sự việc thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế, kéo theo cơ quan an ninh vào cuộc điều tra và buộc tội ái nữ họ Cho vi phạm luật hàng không, phạt tù 1 năm. Từ đó, danh tiếng của Cho Hyun Ah bị vấy bẩn mãi mãi, thường được mỉa mai bằng các biệt danh như "công chúa hạt mắc-ca" hay "vụ hạt mắc-ca nổi giận".

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 2.

Cho Hyun Ah đối mặt với búa rìu dư luận sau vụ hạt mắc-ca (Ảnh: AFP)

Sau khi nhà họ Cho và báo chí Hàn tạm thời "buông tha" cho nhau khoảng 4 năm thì lại xuất hiện "liên hoàn phốt". Tháng 4/2018, con gái út Cho Hyun Min (sinh năm 1983) có thái độ phách lối, thẳng tay hắt nước vào mặt một nhân viên cấp dưới. Vài ngày sau, phu nhân chủ tịch Lee Myung Hee liên tiếp xúc phạm các nhân viên xây dựng và nhân viên khách sạn. Một tháng sau, quý tử Cho Won Tae (sinh năm 1976) vướng vào lùm xùm nhập học trái phép vào Đại học Inha từ 21 năm trước nhưng không bị buộc tội.

Bước sang năm 2019, chủ tịch Cho Yang Ho bị "hất cẳng" khỏi hội đồng quản trị Korean Air sau quá nhiều vụ tai tiếng của bản thân ông và gia đình. Thậm chí, đây còn xem là chiến thắng mang tính biểu tượng, rằng tầng lớp chaebol không phải tạo ra sóng gió gì rồi cũng được thoái lui an toàn. Đến tháng 9, chủ tịch Cho qua đời tại Mỹ, khép lại một chặng đường đầy thăng trầm của Hanjin và Korean Air.

Con gái út Cho Hyun Min và mẹ Lee Myung Hee cũng không phải dạng vừa (Ảnh: Yonhap, SBS)

Korean Air khởi đầu thập kỷ mới không thể "drama" hơn: Kinh doanh lao đao vì đại dịch, chị em tranh quyền đoạt vị

Chaebol được định nghĩa như các tập đoàn "quá lớn để có thể sụp đổ", nhưng điều đó không còn đúng trong đại dịch Covid-19. Hãng bay lớn nhất Hàn Quốc đã phải hủy bỏ vô số hành trình và buộc nhân sự nghỉ việc không lương, đến bộ phận lãnh đạo cũng bị cắt giảm thu nhập.

Song song đó, cuộc chiến tranh giành sản nghiệp kéo dài hàng tháng trời giữa chị em họ Cho cũng mới đi đến hồi kết. Trước đó, khi bố qua đời, người em trai Cho Won Tae đã tiếp quản đế chế kinh doanh. Nhưng "công chúa mắc-ca" Cho Hyun Ah không hài lòng. Bà thành lập một liên minh được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư lớn KCGI và công ty xây dựng Bando, âm mưu lật đổ em trai. Họ kêu gọi Cho Won Tae từ chức vì "liên tục mắc phải sai lầm", khiến Korean Air lỗ lũy kế 1,74 nghìn tỷ Won (1,4 tỷ USD) chỉ trong vòng 5 năm.

Sóng gió gia tộc Korean Air: Đại tiểu thư bạo hành chồng, lập bè kết phái giành lại ngai vàng từ em trai bất chấp sản nghiệp bị chao đảo - Ảnh 4.

Cho rằng công ty đang "lâm nguy", người chị Hyun Ah muốn em trai nhường lại ghế chủ tịch Hanjin và Korean Air (Ảnh: Pulse)

"Người ta không thể điều hành công ty chỉ vì trót sinh ra là cháu nội của nhà sáng lập" - Lee Seung Hoon, người đứng đầu quỹ KCGI thẳng thắng chỉ trích năng lực của Won Tae, hậu duệ đời thứ ba của nhà sáng lập Hanjin. Kỳ thực, việc kinh doanh của gia tộc này đã trắc trở suốt thời gian dài. Ví dụ như công ty con Hanjin Shipping từng là hãng tàu Top 10 của thế giới, đã phá sản năm 2017.

Tuy vậy, trong cuộc họp cổ đông thường niên ngày 27/3 vừa qua, Won Tae một lần nữa vượt qua sự thách thức của chị gái và giữ vững "ngai vàng". Ông nhận được sự ủng hộ của gia đình và cả đối tác từ Mỹ, hãng Delta Air Lines. Cuối cùng, đương kim chủ tịch thu về 56,67% phiếu thuận từ các cổ đông, một chiến thắng an toàn nhưng không được vẻ vang cho lắm. Về phần Cho Hyun Ah, dù sao vị tiểu thư này cũng còn nhiều phiên tòa phải tham dự.

Sự nghiệp lẫn hôn nhân đều không viên mãn, Cho Hyun Ah còn bạo hành chồng con?

Ngày 20/2/2019, Cho Hyun Ah bị chính người "đầu ấp tay gối" đâm đơn kiện vì hành hung chồng và các con. Người chồng họ Kim (trước đây truyền thông Hàn đưa tin là họ Park) cho rằng sau khi ra tù từ năm 2015, bà Cho thường xuyên tấn công gây thương tích và có lời nói xúc phạm đến gia đình, bao gồm hai con trai sinh đôi.

Ông Kim khi đó đã nộp nhiều hình ảnh cùng clip hiện trường bạo hành cho cảnh sát, bao gồm hình ảnh vết thương trên cổ và ngón chân. Ngoài ra, trong một clip được đài KBS phát sóng, bà Cho được cho là hét lên "Chết! Chết đi!" với chồng, sau đó siết cổ và ném máy tính bảng khiến ông bị thương ở chân.

Ông Kim vốn là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, quen biết với bà Cho từ hồi tiểu học và kết hôn vào năm 2010. Cặp đôi đã nộp đơn ly dị từ tháng 4/2018 và vẫn đang chờ Tòa án Gia đình Seoul thụ lý.

Chàng rể thường dân bước chân vào nhà hào môn rồi cuối cùng kéo nhau ra tòa.

V ụ kiện bạo hành đã hoàn tất xét xử ở Seoul trong tuần này, theo thẩm phán In Jin Sup nói với báo Korean Times vào ngày 30/4. Tòa tuyên bố Cho Hyun Ah hành hung chồng và yêu cầu nộp phạt 30 triệu Won (gần 583 triệu đồng), tuy nhiên việc la mắng và ném muỗng vào các con không bị kết tội.

Phía bà Cho không rõ có kháng cáo hay không, nhưng người chồng họ Kim đã lập tức phản đối quyết định của tòa, cho rằng hai con của mình bị ngược đãi nghiêm phiên dịch trọng và Cho Hyan Ah phải chịu hình phạt thích đáng.

Xem ra đại tiểu thư nhà họ Cho đã khởi đầu năm 2020 không hề suôn sẻ. Hơn nữa, trong lúc em trai Cho Won Tae đang chật vật lèo lái công ty thì bất kỳ vụ lùm xùm nào của Korean Air cũng là điều vô cùng đáng tiếc.

"Ông Cho đã thành công trở thành truyền nhân đời thứ 3 của tập đoàn Hanjin, và giờ phải chứng minh cho các cổ đông thấy được những vụ ồn ào của gia đình mình sẽ không bao giờ lặp lại" - giáo sư Kim Dae-jong từ ĐH Sejong nhận định. Tuy nhiên, câu hỏi là chủ tịch Cho có "kìm" nổi người chị cá tính của mình hay không, giữa bối cảnh công chúng Hàn Quốc ngày càng nhạy cảm và phản ứng gay gắt với các vụ bê bối trong giới tài phiệt.

(Theo Korean Times, AFP)

Người Sài Gòn kéo nhau lên Đà Lạt nghỉ lễ, các nhà xe

Ghi nhận tại nhà xe Thành Bưởi (điểm đón Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, TP.HCM), có rất đông người dân ngồi chờ để lên xe đi Đà Lạt. Một số khách liên hệ để đặt vé trong tối nay và ngày mai nhưng vé đã bán hết.

Đây là 1 trong 2 nhà xe đi tuyến TP. HCM - TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đông nhất. Cách điểm nhà xe này thì điểm nhà xe Phương Trang cũng đông hành khách ngồi chờ.

Người Sài Gòn kéo nhau lên Đà Lạt nghỉ lễ, các nhà xe cháy vé, không còn chỗ trống - Ảnh 1.

Rất đông người dân rời TP.HCM lên Đà Lạt dịp nghỉ lễ

Hành khách ngồi chờ chật kín tại các điểm bán vé

Lượng khách đổ về Đà Lạt du lịch dịp lễ chủ yếu là các bạn trẻ, gia đình có trẻ em. Nhà xe phải điều thêm xe để phục vụ hành khách, cứ 30 phút lại có 2 chiếc xe đến đón khách. Trước nhà chờ và quán nước gần nhà chờ luôn chật kín người. Nhiều hành khách mang hành lý gọn gàng để thuận tiện cho việc đi du lịch.

Theo thông tin một chủ khách sạn trên TP. Đà Lạt cho biết, hiện nay phòng khách sạn và homestay gần như kín chỗ, khách đã đặt từ trước. Giá vé dịp lễ này cũng tăng nhẹ vì nhu cầu của khách du lịch đang tăng cao.

Người Sài Gòn kéo nhau lên Đà Lạt nghỉ lễ, các nhà xe cháy vé, không còn chỗ trống - Ảnh 3.

Nhiều người gọi điện đến nhà xe đặt vé nhưng đã hết chỗ

Người Sài Gòn kéo nhau lên Đà Lạt nghỉ lễ, các nhà xe cháy vé, không còn chỗ trống - Ảnh 4.

Nhiều người xếp hàng để nhận vé

Người Sài Gòn kéo nhau lên Đà Lạt nghỉ lễ, các nhà xe cháy vé, không còn chỗ trống - Ảnh 5.

Khu vực nhà chờ chật kín hành khách

Cũng theo chủ khách sạn này, doanh thu những ngày này tăng khoảng 80%, những ngày lễ có thể đạt 100%, hy vọng ngành du phiên dịch lịch của Đà Lạt sẽ được phục hồi nhanh chóng sau dịch.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Cười bò với hậu trường phim cổ trang Trung Quốc: Màn "bế không khí" không hài bằng chiêu cưỡi ngựa "có như không"

Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối, đặc biệt trong phim cổ trang Trung Quốc. Những thước hình ảo diệu mà bạn thấy trên phim thường phải trải qua nhiều công đoạn dàn dựng, chỉnh sửa. Nhưng phải công nhận, khả năng sáng tạo của đạo diễn cũng thật là tài tình mới làm ra được những cảnh quay này.

Lý Lan Địch hồi đóng Mộng Hồi Đại Thanh vì hơi lên cân nên bạn diễn Tân Vân Lai không thể bế được. Cô đành phải ngồi trên thang chữ A hai người khiêng để giả vờ như đang được bế.

Đằng sau một cảnh quay lãng mạn là bàn xoay, quạt gió và những anh quay phim chịu hy sinh vì nghệ thuật.

Không biết hai vị cao thủ tiên hiệp này đang khai triển chiêu thức gì?

Các bạn xem phim có thể yên tâm, những hòn đá này hoàn toàn là đạo cụ bằng giấy mà thôi!

Làm gì có chuyện thiếu nữ ngã lầu, rơi trúng mỹ nam cơ chứ! Tất cả chỉ là giả dối hết!

Làm diễn viên coi bộ cũng vất vả quá

Để những chú cá từ dưới sông bay lên, nhà sản xuất cũng đầu dịch thuật tư ra phết

Khổ cho các diễn viên, phải nhọc công tưởng tượng mình đang đứng giữa biển cả

Vén màn bí mật đằng sau những cảnh cưỡi ngựa như bay trên phim

Cảnh truyền khí công cực kì kịch tính

Lại là một cảnh cưỡi ngựa theo phong cách "tấu hài"

Không biết binh lính đang đánh nhau với cái gì?

Vợ chồng tố cáo cán bộ công an bảo kê Đường “Nhuệ” bất ngờ được tại ngoại

TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cáo Phạm Văn Lẫm (SN 1962, trú tại phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và bị cáo Nguyễn Thị Quyết (SN 1967, vợ ông Lẫm).

Trước đó, ông Lẫm, bà Quyết bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt lần lượt 14 năm tù và 13 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản" theo khoản 4, điều 175, Bộ luật hình sự. Hiện tại, vụ án đang trong quá trình chờ xử phúc thẩm theo quy trình. Biện pháp bảo lĩnh với 2 bị cáo được áp dụng cho đến phiên phúc thẩm.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Hồng Lĩnh (thuộc Đoàn Luật sư TP. Hải Phòng - là người bào dịch thuật chữa cho ông Lẫm, bà Quyết) cũng xác nhận thông tin trên và cho biết, TAND Cấp cao tại Hà Nội chính thức thay đổi biện pháp ngăn chặn từ "Tạm giam" sang biện pháp "Bảo lĩnh" để chờ xét xử phúc thẩm từ sáng sớm hôm nay.

Luật sư Lĩnh nói, sau khi hoàn thành các thủ tục đến gần trưa, hai vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã về nhà.

"Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này không có gì lạ cả, tôi là người bào chữa, tôi rất hiểu hồ sơ vụ án này. Tôi cho rằng, hôm nay mới thay đổi biện pháp ngăn chặn đã là quá muộn", ông Lĩnh nói.

Còn anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989, con trai ông Lẫm, bà Quyết) cho biết, bộ mẹ anh đã về đến nhà buổi trưa cùng ngày.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2013 và năm 2016, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết vay số tiền 900 triệu đồng của ông Đỗ Văn Tới bằng hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe ô tô Camry, biển số 17K-9966, cam kết không thế chấp, không bán cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thỏa thuận của ông Tới trong thời gian vay số tiền trên.

Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền trên cho ông Tới, ông Lẫm và bà Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền của ông Tới bán cho ông Phạm Công Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.

Đồng thời, gian dối, nại ra lý do ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ , SN 1971, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.

Do đó, Viện KSND tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết tội danh trên.

Đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc tử vong

Liên quan tới vụ " tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi từ tầng cao chung cư New Sài Gòn tử vong" như đã thông tin, chiều 29/4, Công an TPHCM đã tìm thấy 1 đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc rơi xuống dưới tầng trệt của chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM/

Đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc tử vong - Ảnh 1.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín

Bên cạnh đó, công an cho hay đã làm việc với 1 nhân chứng được cho là thấy tín sĩ Bùi Quang Tín trước khi rơi xuống dưới tử vong. Đây là những cơ sở quan trọng trong quá trình điều tra cái chết của tiến sĩ Bùi Quang Tín. Tuy nhiên cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ, kiểm tra các kết quả khác về kỹ thuật hình sự để có hướng xử lý tiếp theo.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 12h30 ngày 5/4, ông Trần Việt Dũng (SN 1988, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế Trường Đại học Ngân hàng) có mời 8 đồng nghiệp khác là các cán bộ công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng đến ăn trưa ở căn hộ D14.11 tầng 14 chung cư New Sài Gòn (Hoàng Anh Gia Lai 3) ở huyện Nhà Bè, TPHCM.

Đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc tử vong - Ảnh 2.

Chung cư nơi xảy ra vụ việc.

Trong số những người này có ông Bùi Quang Tín và ông Nguyễn Đức Trung (SN 1979, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM), đang sinh sống ở 1 căn hộ trong chung cư này.

Đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc tử vong - Ảnh 3.

Công an có mặt thực nghiệm hiện trường vào chiều 28/4.

Trong lúc ăn uống, mọi người trò chuyện trao đổi một số chuyện liên quan tới vấn đề công việc và uống hết 3 chai rượu ngoại, 12 chai bia.

Đến 15h30 ngày 5/4, cuộc ăn uống kết thúc, 6 người ra về và được ông Dũng đưa xuống dưới. Ông Dũng trở lại căn hộ để rửa, lau dọn đồ đạc. Trong khi đó, ông Trung và ông Tín ngồi nghỉ và nói chuyện với nhau.

Đến 17h ngày 5/4, ông Dũng có hẹn với bạn nên nói ông Trung và ông Tín ở lại căn hộ. Tại căn hộ, ông Trung và ông Tín tiếp tục nói chuyện được một lúc. Về phần ông Dũng, đi khỏi căn hộ một lúc thì ông Dũng nhận được điện thoại của ông Trung nên quay lại căn hộ.

Ông Dũng về tới chung cư thì phát hiện bảo vệ cùng công an đang phong tỏa khu vực giếng trời để khám nghiệm cái chết của ông Tín. Ông Dũng có lên căn hộ gặp ông Trung. Ông Trung cho biết là trong lúc nằm nghỉ thì ông Tín đứng lên nói muốn về nhà nhưng ông khuyên ở lại, nếu có về thì gọi cho người thân ông Tín tới đưa về. dịch thuật

Đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc tử vong - Ảnh 4.

Công an khám nghiệm hiện trường.

Sau đó, ông Tín mở cửa căn hộ đi ra hành lang, để dép trước cửa phòng, 2 chiếc điện thoại di động ở trong phòng. Ông Tín nói với ông Trung rằng tự về nên ông Trung vào căn hộ nằm nghỉ. Khi vào tới phòng, ông Trung nghe tiếng động mạnh ở ngoài và đi ra khu vực giếng trời kiểm tra.

Ông Trung cho hay, do đã uống nhiều rượu, mắt bị cận nên không thấy phía dưới. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên ông Trung đã điện thoại cho ông Dũng quay trở lại căn nhà.

Sau vụ việc, Công an huyện Nhà Bè đã có mặt phong tỏa khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ việc.

Qua khám nghiệm hiện trường, công an xác định vị trí ông Tín nằm chết là tầng trệt block D, chung cư Hoàng Anh Gia lai 3. Trên tầng 14 block D chung cư, tại khu vực lan can giếng trời và lan can phía sau phòng của ông Dũng có dấu vết sạch bụi, ngoài ra không phát hiện thêm dấu vết khác.

Kiểm tra, rà soát camera tại khu vực hành lang block D2 của chung cư, bước đầu, lực lượng chức năng xác định bên trong căn hộ D14.11 và khu vực hành lang các tầng lầu không gắn camera giám sát.

Công an thu chai rượu, vỏ bia đã qua sử dụng, 2 chiếc điện thoại di động, 1 cái ghế bằng gỗ màu trắng, phần tựa lưng phía sau bị gãy. Kiểm tra tử thi, công an xác định ông Tín tử vong do bị chấn thương va đập mạnh vì ngã từ trên cao xuống.

Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Covid-19: Lãnh đạo phòng thí nghiệm "tâm điểm nghi ngờ" ở Vũ Hán nêu lý do không thể tạo ra SARS-Cov-2

Ông Viên Chí Minh, Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Trung Quốc, chuyên gia thuộc Sở nghiên cứu virus Vũ Hán (thuộc Viện khoa học Trung Quốc), khẳng định những giả thuyết nói virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) được tạo ra trong Sở nghiên cứu virus Vũ Hán là không có căn cứ thực tế.

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng những chỉ trích "ác ý" nhằm phòng thí nghiệm của ông là "ăn không nói có", đồng thời những cáo buộc có nhiều mâu thuẫn về bằng chứng.

"Sở nghiên cứu virus Vũ Hán không có ý định và cũng không có đủ năng lực để thiết kế và tạo ra một chủng virus corona mới. Ngoài ra, tổ hợp gen của virus corona mới không hề có dấu hiệu bị thay đổi bởi con người," ông Viên nói.

Reuters cho hay, những thuyết âm mưu đã được thổi bùng thêm bởi một báo cáo khoa học có độ phủ sóng rộng rãi của Viện công nghệ Ấn Độ. Báo cáo nói rằng thành phần protein trong virus SARS-Cov-2 tương tự với protein của virus HIV gây bệnh AIDS.

Dù vậy, phần lớn các nhà khoa học trên thế giới nhận định virus corona gây dịch Covid-19 có nguồn gốc từ động vật hoang dã, trong đó dơi và tê tê được cho là những vật chủ tiềm năng.

Theo ông Viên Chí Minh, hơn 70% bệnh truyền nhiễm mới bắt nguồn từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã. Các nhà khoa học nhận định 7 loại virus corona đã được thế giới biết đến có nguồn gốc từ dơi, chuột hay động vật chăn nuôi.

Ông Viên cũng phủ nhận thuyết âm mưu cho rằng phòng thí nghiệm của ông vô tình làm rò rỉ mẫu virus corona thu thập từ dơi.

"Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp cao có trang thiết bị tiên tiến và các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm nhân viên thực nghiệm cũng như môi trường được an toàn," ông Viên nhấn mạnh, bổ sung rằng cơ sở nghiên cứu của ông đề cao minh bạch thông tin và sẽ kịp thời chia sẻ những dữ liệu hữu ích liên quan đến SARS-Cov-2.

Nhà khoa học này cho biết, vấn đề nguồn gốc thực sự của virus corona mới "vẫn chưa có đáp án". Ông trích dẫn một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Đức trong tháng 4, đề cập biến chủng virus corona mới lây lan tại nước Mỹ là một phiên bản có phần "nguyên thủy" hơn chủng virus lây lan tại Trung Quốc, và mở ra nghi vấn virus có thể xuất hiện tại Mỹ trước.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hồi tháng 3 phát biểu trên Twitter rằng virus corona có thể xuất hiện tại Mỹ trước, trong khi một số nghi ngờ được dấy lên trong dư luận Trung Quốc rằng virus đã "được" đoàn đại biểu Mỹ dự World Military Games đưa tới Vũ Hán vào tháng 10/2019.

Trong khi đó, những cáo buộc Trung Quốc che đậy nguồn gốc virus và thông tin trong giai đoạn đầu của dịch đã dấy lên gần đây trong chính trường Mỹ. Tổng thống Donald Trump tiết lộ trong tháng 4 rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán "ngày càng được nghe thấy nhiều hơn" trong các cơ quan của nước này.

Ông Trump ngày 27/4 cho biết, chính quyền của ông đang tiến hành "các cuộc điều tra nghiêm túc" về cách Trung Quốc xử lý sự bùng phát ban đầu của dịch Covid-19 tại Vũ Hán.

Microsoft đã làm thế nào để nâng cao trải nghiệm sử dụng trên Surface Neo và Duo

Mới đây, một video bị rò rỉ từ bên trong Microsoft vào cuối tuần trước đã hé lộ cho chúng ta một cái nhìn thú vị về quá trình nghiên cứu và phát triển bộ đôi sản phẩm Surface Neo và Surface Duo. Trong video, kỹ sư của Microsoft đã sử dụng kết hợp các cảm biến đeo trên cổ tay và điện não đồ (EEG) để đo mức độ thoải mái và tiện lợi của việc sử dụng các thiết bị màn hình kép.

Với các cảm biến trên cổ tay, kỹ sư Microsoft giải thích rằng họ đã đo độ căng của bàn tay và cánh tay trong khi sử dụng Surface Neo và Surface Duo để xác định mức độ dễ dàng cầm nắm của hai thiết bị này. Ngoài ra, Microsoft đo lường các hoạt động của não bộ để xác định rằng năng suất hoạt động tăng khi sử dụng thiết bị màn hình kép so với màn hình đơn.

Nghiên cứu trải nghiệm sử dụng trên Surface Duo và Neo.

"Qua các nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng khi sử dụng một thiết bị màn hình kép, não bộ của người dùng xuất hiện nhiều hoạt động của các nơ-ron thần kinh hơn và bạn có thể xử lý mọi thứ tốt hơn dịch thuật khi dùng thiết bị hai màn hình", kỹ sư Microsoft giải thích.

Loại hình nghiên cứu này đang được Microsoft áp dụng không chỉ trên các thiết bị Surface mà còn nhiều thiết bị khác của hãng. Microft cũng đang tham gia vào nghiên cứu để cải thiện tay cầm trên Xbox Series X để có thể mang lại trải nghiệm thoải mái nhất trên nhiều kích cỡ bàn tay.

Bộ đôi thiết bị hai màn hình của Microsoft là Surface Duo và Surface Neo cũng hệ điều hành Windows 10X dự kiến ​​sẽ ra mắt vào cuối năm 2020, tuy nhiên, có thể sẽ bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Tham khảo Windows Central

Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong

Liên quan tới vụ "Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi từ tầng cao chung cư New Sài Gòn tử vong" như đã thông tin, chiều 29/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, Công an TPHCM đã tìm thấy 1 đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước lúc rơi xuống dưới tầng trệt của chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM tử vong.

Bên cạnh đó, nguồn tin từ công an cho hay, cơ quan chức năng cũng đã làm việc với 1 nhân chứng được cho là đã thấy Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi rơi xuống dưới tử vong. Đây là những cơ sở quan trọng trong quá trình điều tra cái chết của Tiến sĩ Bùi Quang Tín. Tuy nhiên cơ quan chức năng dịch thuật đang tiếp tục làm rõ, phối hợp kiểm các kết quả khác về kỹ thuật hình sự để có hướng xử lý tiếp theo.

Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 1.

Tìm được đoạn camera ghi hình tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong ở chung cư New Sài Gòn

Trước đó, chiều 28/4, phía Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM cùng Công an huyện Nhà Bè đã có mặt tại chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TPHCM. Buổi thực nghiệm còn có sự tham dự chứng kiến của bà Nguyễn Thanh Bích (SN 1975, vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín) và luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) là người đại diện cho gia đình Tiến sĩ Bùi Quang Tín.

Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 2.
Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 3.
Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 4.

Công an thực nghiệm lại hiện trường vào chiều 28/4.

Bên cạnh đó, Công an cũng đã tiến hành mời ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM, là chủ căn hộ của chung cư này) và ông Bùi Hữu Toàn (Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM), ông Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng, ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu, ông Lê Trung Nhân, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế; ông Ông Văn Năm, Phó trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, ông Phùng Văn Ứng, Phó khoa Lý luận chính trị - tham gia buổi thực nghiệm điều tra.

Đây là những người đã tham gia cuộc nhậu vào chiều 5/4 với tiến sĩ Bùi Quang Tín tại căn hộ của ông Dũng. Trong buổi thực nghiệm kéo dài từ chiều 28/4 tới khuya cùng ngày, phía điều tra viên đã "nhập vai" đóng thế Tiến sĩ Bùi Quang Tín để thực nghiệm lại từng hành động, diễn biến tình tiết vụ việc nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.

Sau khi kết thúc buổi thực nghiệm, phía công an đã yêu cầu những người tham gia ký tên, lăn tay trong buổi tối cùng ngày. Như vậy, hơn 20 ngày xảy ra vụ việc thì phía Công an TPHCM vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa có quyết định khởi tố vụ án.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 12h30 ngày 5/4, ông Dũng có mời 8 đồng nghiệp khác là các cán bộ công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng đến ăn trưa ở căn hộ D14.11 tầng 14 chung cư New Sài Gòn (Hoàng Anh Gia Lai 3).

Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 5.
Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 6.

Chung cư nơi xảy ra vụ việc.

Trong số những người này có ông Bùi Quang Tín và ông Nguyễn Đức Trung (SN 1979, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM), đang sinh sống ở 1 căn hộ trong chung cư này. Trong lúc ăn uống, mọi người trò chuyện trao đổi một số chuyện liên quan tới vấn đề công việc và uống hết 3 chai rượu ngoại, 12 chai bia.

Đến 15h30 ngày 5/4, cuộc ăn uống kết thúc và 6 người ra về và được ông Dũng đưa xuống dưới. Ông Dũng trở lại căn hộ để rửa, lau dọn đồ đạc. Trong khi đó, ông Trung và ông Tín ngồi nghỉ và nói chuyện với nhau.

Đến 17h ngày 5/4, ông Dũng có hẹn với bạn nên nói ông Trung và ông Tín ở lại căn hộ. Tại căn hộ, ông Trung và ông Tín tiếp tục nói chuyện được một lúc. Về phần ông Dũng, đi khỏi căn hộ một lúc thì ông Dũng nhận được điện thoại của ông Trung nên quay lại căn hộ.

Ông Dũng về tới chung cư thì phát hiện bảo vệ cùng công an đang phong tỏa khu vực giếng trời để khám nghiệm cái chết của ông Tín. Ông Dũng có lên căn hộ gặp ông Trung. Ông Trung cho biết là trong lúc nằm nghỉ thì ông Tín đứng lên nói muốn về nhà nhưng ông khuyên ở lại, nếu có về thì gọi cho người thân ông Tín tới đưa về.

Sau đó, ông Tín mở cửa căn hộ đi ra hành lang, để dép trước cửa phòng, 2 chiếc điện thoại di động ở trong phòng. Ông Tín nói với ông Trung rằng tự về nên ông Trung vào căn hộ nằm nghỉ. Khi vào tới phòng, ông Trung nghe tiếng động mạnh ở ngoài và đi ra khu vực giếng trời kiểm tra.

Ông Trung cho hay, do đã uống nhiều rượu, mắt bị cận nên không thấy phía dưới. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên ông Trung đã điện thoại cho ông Dũng quay trở lại căn nhà.

Sau vụ việc, Công an huyện Nhà Bè đã có mặt phong tỏa khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ việc.

Tìm được đoạn camera ghi hình Tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi tử vong - Ảnh 7.

Công an khám nghiệm hiện trường.

Qua khám nghiệm hiện trường, công an xác định vị trí ông Tín nằm chết là tầng trệt block D, chung cư Hoàng Anh Gia lai 3. Trên tầng 14 block D chung cư, tại khu vực lan can giếng trời và lan can phía sau phòng của ông Dũng có dấu vết sạch bụi, ngoài ra không phát hiện thêm dấu vết khác.

Kiểm tra, rà soát camera tại khu vực hành lang block D2 của chung cư, bước đầu, lực lượng chức năng xác định bên trong căn hộ D14.11 và khu vực hành lang các tầng lầu không gắn camera giám sát. Công an thu chai rượu, vỏ bia đã qua sử dụng, 2 chiếc điện thoại di động, 1 cái ghế bằng gỗ màu trắng, phần tựa lưng phía sau bị gãy. Kiểm tra tử thi, công an xác định ông Tín tử vong do bị chấn thương va đập mạnh vì ngã từ trên cao xuống.

Công Phượng bất ngờ trở thành cầu thủ đắt giá nhất đội tuyển Việt Nam

Thời điểm khoác áo Mito Hollyhock năm 2016, Công Phượng chỉ được định giá vỏn vẹn 25.000 euro. dịch thuật Con số này tăng vọt lên 150.000 euro vào đầu năm 2019 sau những màn trình diễn của Phượng trong màu áo U23 và ĐT Việt Nam.

Gia nhập Sint Truidense, một lần nữa định giá của Transfermarkt dành cho Công Phượng lại tăng lên thành 200.000 euro, bất chấp việc tiền đạo xứ Nghệ không được ra sân nhiều tại Bỉ.

Ở chiều ngược lại, Đặng Văn Lâm - người từng nắm giữ vị trí số một về giá trị chuyển nhượng tại ĐT Việt Nam - đã rớt giá liên tục thời gian. Việc không được bắt chính trong màu áo Muangthong United khiến con số định giá của Lâm Tây từ 300.000 euro tụt xuống còn 200.000 euro.

Công Phượng bất ngờ trở thành cầu thủ đắt giá nhất đội tuyển Việt Nam - Ảnh 1.

Đặng Văn Lâm liên tục rớt giá thời gian qua

Như vậy, xét trên danh sách ĐT Việt Nam ở đợt tập trung gần nhất, Công Phượng và Đặng Văn Lâm đang cùng nắm giữ ngôi đầu về giá trị chuyển nhượng. Xếp ngay sau là Quang Hải và Đoàn Văn Hậu (cùng 150.000 euro) rồi đến Trọng Hoàng (125.000 euro).

Tuy nhiên, giá trị chuyển nhượng của Văn Lâm có thể thay đổi trong thời gian tới. Thủ thành mang hai dòng máu Việt-Nga nhận được sự quan tâm từ một số CLB Nhật Bản. Nếu cập bến J.League, chắc chắn định giá của Transfermarkt dành cho Lâm Tây sẽ tăng lên đáng kể.



Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu "mù quáng" đến nỗi hư cầu thủ

PHA CƯỚP DIỄN ĐÀN GÂY SỐC VÀ SANG TRANG LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM

Ở Lễ tổng kết V.League 2011, bầu Kiên khi đó đang khá chìm, bỗng gây ra một cú sốc lớn. Ông bất ngờ lên "cướp diễn đàn" của VFF để phát biểu, có một loạt những chỉ trích gây sốc về Ban điều hành V.League, trọng tài, lãnh đạo bóng đá Việt Nam...

Rồi sau đó, bầu Kiên tung ra quả bom thứ 2, khi tuyên bố ít nhất 6 ông bầu tại V.League, trong đó có bầu Đức, bầu Thắng... đứng về phía ông, muốn thành lập một công ty mang tên VPF để tổ chức và điều hành các giải bóng đá Việt Nam.

Trong thời kì đầu, bầu Thắng làm Chủ tịch VPF còn bầu Kiên chỉ làm phó, nhưng hầu hết các quyết định của tổ chức đều đến từ đại gia Hà Nội. Việc thành lập VPF là một bước ngoặt lịch sử của bóng đá Việt Nam, khi nó giúp các giải quốc gia thương mại hóa tốt hơn, dẫn tới vấn đề kinh tế của CLB và cầu thủ cải thiện không ít dù vẫn còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 1.

ÔNG BẦU YÊU BÓNG ĐÁ "MÙ QUÁNG" ĐẾN NỖI HƯ CẦU THỦ

So với những ông bầu nổi tiếng của bóng đá Việt Nam, như bầu Đức, bầu Thắng, bầu Hiển... bầu Kiên lại đóng vai trò tiên phong. Ông chính là người đi đầu trong xu hướng doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá, sau giai đoạn bao cấp, đầu những năm 2000.

Thời kì đầu ấy, bầu Kiên còn gây sốc khi mời HLV tầm cỡ thế giới là Lajos Detari - một huyền thoại của bóng đá Hungary, về dẫn dắt ACB.HN (tiền thân của CLB bóng đá Hà Nội sau này). Tuy nhiên, trong gần 10 năm làm bóng đá sau đó, bầu Kiên không theo đuổi phong trào dùng tiền mua sao để săn danh hiệu.

Vì thế, CLB của ông chỉ lặn ngụp ở top dưới và nhiều lần lên, xuống hạng V.League. Phải tới sau màn "cướp diễn đàn" năm 2011, bầu Kiên mới đầu tư mua sao cho CLB bóng đá Hà Nội để săn danh hiệu.

Đội bóng này khi đó sở hữu đội hình rất mạnh, gồm những Công Vinh, Thành Lương, Timothy... Nhưng đáng tiếc, thành tích đội cũng vẫn không tốt mà trong đó, nguyên nhân lớn đến từ cách quản lý của bầu Kiên. Ông quá yêu chiều các cầu thủ đến nỗi làm hư họ. Sau này trong tự truyện "Phút 89", Công Vinh kể lại:

"Bầu Kiên thương cầu thủ nhưng cũng vì thương nên đâm ra vô cùng dễ dãi. Buổi tối, ai muốn đi đâu thì đi, muốn về mấy giờ thì về. Không một ai kiểm tra" .

"Trên sân tập mạnh ai nấy tập, thậm chí … chả thèm tập. HLV Nguyễn Thành Vinh cũng không thèm siết lại kỷ luật" ...

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 2.

Về phần mình, HLV Nguyễn Thành Vinh thanh minh: "Chính tôi là người chủ động gặp anh Kiên để xin đi, không làm ở Hà Nội ACB nữa. Anh Kiên rất bất ngờ, bảo là không cho tôi nghỉ, không làm HLV thì làm cố vấn. Nhưng tôi nói sức khỏe không tốt, lại mới xây nhà, chỉ có một mình vợ tôi ở nhà.

Tôi có nói "thôi anh tha cho tôi đi" và tôi hứa sẽ không nói chuyện Hà Nội ACB tổ chức thế này thế kia trước báo giới đâu. Sau đó anh Kiên mới suy nghĩ và đồng ý cho tôi nghỉ.

Vì tôi không chịu được, anh Kiên hiền quá. Tôi thấy một điều kì lạ, ACB cứ lên hạng thì lại xuống hạng. Bây giờ Công Vinh nói thì tôi mới nói, nhiều cầu thủ hư, có thể đi chơi bời cả đêm. Nhiều trợ lý của tôi còn giấu tôi" .

"Cậu cứ đá hết mình cho tôi. Cứ đá đàng hoàng rồi xuống hạng cũng được. Tôi mê rồi, vô địch tôi mừng, không thì tôi cũng nuôi" - bầu Kiên từng nói với Công Vinh.

"Cuối cùng, khi tôi về tôi có nói với anh Kiên: "Những chuyện nội bộ đội bóng tôi chỉ nói cho anh thôi. Tôi nghĩ là anh quá tốt và tôi khuyên anh nên thường xuyên tới đội bóng, làm mạnh mẽ về mặt tổ chức thì Hà Nội ACB mới trưởng thành lên được"" - ông Vinh tiếp.

Tiếc là bầu Kiên đã không có cơ hội để thay đổi về cách quản lý bóng đá vì sau đó ông lâm vòng lao lý. Nhưng dù đáng trách khi quá chiều cầu thủ, bầu Kiên vẫn luôn là người mà các "con cưng" của ông không thể chê trách điều gì thêm vì quá tử tế.

"Ông là người la mắng trước mặt, nói tốt sau lưng. Năm 2013, tôi bàng hoàng khi nghe tin chú bị bắt. Dù biết trước số phận của mình nhưng chú Kiên vẫn không nợ tôi một xu tiền lương" - Công Vinh kể.

"BOM TẤN" CHẤN ĐỘNG V.LEAGUE VÀ BÍ ẨN GẦN CHỤC NĂM MỚI KỂ

Trong thời gian hơn 10 năm làm bóng đá, một trong những vụ việc đình đám nhất của bầu Kiên là "cướp" Công Vinh từ bầu Hiển chỉ sau một đêm.

Khi đó, bầu Hiển đã đồng ý gia hạn hợp đồng với Công Vinh, phí lót tay 10 tỷ, lương cao nhất Việt Nam, 80 triệu đồng/tháng. Nhưng sau khi rời nhà bầu Hiển, Công Vinh lại tới gặp bầu Kiên và nhanh chóng ký hợp đồng cùng CLB bóng đá Hà Nội. Có thông tin cho rằng mức phí bầu Kiên lót tay cho Công Vinh lên đến 14 tỷ đồng, lương bằng mức bầu Hiển hứa trả.

Nhiều người chê Công Vinh tham tiền mà bỏ qua cái ơn cũng như lời dịch thuật hứa với bầu Hiển. Nhưng sau này, Công Vinh mới kể lại:

"Thái độ của họ (đồng đội tại HN T&T - PV) thay đổi hẳn. Ngay cả bầu Hiển vốn rất thương, cũng bắt đầu có rạn nứt. Thỉnh thoảng, Thủy Tiên ra Hà Nội thăm tôi và ra xem bóng đá. Đội không may mà thua thì tội vạ trút lên đầu Tiên, nói nàng là điềm dữ của đội bóng" .

Khi "deal" xong hợp đồng mới với Công Vinh, bầu Hiển khi đó đã có ý muốn ngôi sao này từ bỏ quan hệ cùng Thủy Tiên. Điều này khiến cựu sao xứ Nghệ rối trí và lúc ấy, anh gặp bầu Kiên.

Đại gia khiến bầu Đức phải nể và tình yêu mù quáng đến nỗi hư cầu thủ - Ảnh 4.

Bầu Kiên ra những đề nghị giống (và hơn) bầu Hiển nhưng quan trọng nhất, ông không cấm Công Vinh yêu Thủy Tiên. Đến lúc này, sau rất nhiều năm tháng Công Vinh và Thủy Tiên hạnh phúc bên nhau, người ta có thể thật sự tin rằng, mấu chốt khiến CV9 rời bầu Hiển để đến với bầu Kiên là vì Thủy Tiên, chứ không phải chuyện chênh lệch tiền nong vì dù sao, đến với ông bầu nào, Công Vinh cũng sẽ được rất, rất nhiều.

Đại gia khiến bầu Đức, bầu Thắng phải nể nhưng là kình địch của bầu Hiển

Không đổ quá nhiều tiền vào bóng đá, nhưng đầu óc và sự quyết liệt của bầu Kiên khiến bầu Đức, bầu Thắng phải nể. Thế mới có chuyện 2 ông bầu này chịu theo sau, ủng hộ bầu Kiên trong việc thành lập VPF.

Nhưng với bầu Hiển, bầu Kiên lại ở thế đối lập. Không chỉ là thương vụ Công Vinh, việc 2 ông bầu cùng sở hữu CLB bóng đá ở Thủ đô khiến họ lâm vào thế "một núi không thể đứng hai hổ". Ngoài ra, bầu Kiên cũng là người chỉ trích gay gắt việc một ông bầu đứng sau hai CLB thời bấy giờ.

Thế nên mới có chuyện, trong một trận đấu giữa hai đội bóng, bầu Kiên và bầu Hiển cùng xuống sân gặp gỡ, khích lệ đội nhà nhưng lại chẳng thèm chào hỏi, bắt tay nhau dù đứng cách chỉ vài mét.

Chân dung hai Thiếu tướng vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an

Ngày 29/4, Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Công an mới.

Cụ thể, Thủ tướng bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Đồng thời, Thủ tướng bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Thiếu tướng Lê Quốc Hùng sinh năm 1966, quê ở Thừa Thiên - Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, có bằng cử nhân Lý luận chính trị. Từ tháng 8/2015, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Sau 3 năm 3 tháng giữ chức vụ này, Bộ trưởng Công an điều động ông về công tác tại Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương.

Sau đó, ông được bầu làm Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương đến nay. Năm 2019, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới sinh năm 1969, quê quán xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Trình độ học vấn: Đại học Cảnh sát nhân dân; Tiến sĩ Luật.

Vào ngành năm 1986, Thiếu tướng Lê Tấn Tới từng trải qua nhiều chức vụ khác nhau: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng Công an TP. Bạc Liêu, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu.

Chân dung hai Thiếu tướng vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an - Ảnh 1.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới. Ảnh: Quochoi.vn

Vào tháng 10/2019, ông được điều động đến nhận công tác, bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an). Cũng trong năm này, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.

Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XIV, từng giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.

Như vậy, đến nay Bộ Công an có 9 lãnh đạo gồm Bộ trưởng - đại tướng Tô Lâm, cùng 8 thứ trưởng.

8 Thứ trưởng Bộ Công an gồm: Thượng tướng Lê Quý Vương; Thượng tướng Bùi Văn Nam; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn; Trung tướng Lương Tam Quang; Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc; Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới.

Ngoài nhân sự Bộ Công an, Thủ tướng cũng vừa ký các quyết định liên quan đến nhân sự Bộ Quốc phòng.

Theo đó, Thủ tướng giao quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đối với thiếu tướng Vũ Văn Kha, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không dịch thuật quân, Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng cũng bổ nhiệm đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, giữ chức vụ Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo

Những ngày gần đây cái tên Trương Đại Dịch đã trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội sau khi cô bị tố cáo ngoại tình với chủ tịch Tưởng Phàm của Taobao, website thương mại điện tử (TMĐT) top đầu của Trung Quốc.

Thậm chí vợ của Tường Phàm đã chỉ đích danh Trương Đại Dịch và lên tiếng dằn mặt: "Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi cảnh cáo cô, còn dám léng phéng với chồng tôi nữa, tôi sẽ không khách khí đâu, tôi cũng chẳng muốn gây sự. Hi vọng cô giữ tự trọng, hãy tự giải quyết ổn thỏa".

Tuy nhiên, nếu gạt những chuyện đời tư sang một bên để chỉ nhìn vào con đường kinh doanh của cô gái này, có thể công nhận Trương Đại Dịch đúng là một huyền thoại trong mảng TMĐT Trung Quốc.

Gần đây nhất, vào tháng 7/2019, cô lọt vào Top 25 người có ảnh hưởng lớn nhất trên Internet do tạp chí Time công bố, bên cạnh những tên tuổi tầm cỡ như Tổng thống Donald Trump, BTS, Ariana Grande,....

Vậy Trương Đại Dịch đã đi con đường thế nào, có phải vì được "chống lưng" bởi Tưởng Phàm nên cô mới thành công như thế?

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo - Ảnh 1.

Từ trái sang phải: Người vợ 'chính thất', chủ tịch Taobao Tưởng Phàm và hotgirl Trương Đại Dịch.

Theo tin tức truyền thông Trung Quốc, Trương Đại Dịch sinh năm 1988, là người mẫu - hot girl có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Thời đại học, Trương Đại Dịch làm PG cho nhiều sự kiện lớn nhỏ tại Hàng Châu, sau đó cô mới chuyển sang hoạt động với tư cách người mẫu nghiệp dư và nhận lời chụp ảnh cho các tạp chí thời trang.

Năm 2014, nắm bắt tâm lý người hâm mộ khi mỗi ngày đều nhận được hàng nghìn lời hỏi thăm về xuất xứ những bộ trang phục diện hàng ngày, Đại Dịch dốc tiền tiết kiệm cùng bạn thân Phùng Mẫn mở cửa hàng quần áo trên Taobao. Cô cũng là một trong những hot girl đầu tiên áp dụng cách bán hàng qua livestream, và thu hút tới 9 triệu lượt xem trên mỗi video, theo ước tính của People Pill.

Do được đầu tư về mặt thiết kế, bắt kịp phong cách thời trang giới trẻ lại còn có giá bán vừa phải, các sản phẩm quần áo nhanh chóng mang về thành công cho Trương Đại Dịch. Theo thống kê của Forbes năm 2016, nhờ hoạt động kinh doanh,Trương Đại Dịch kiếm được 46 triệu USD, vượt mặt và bỏ xa gấp đôi "nữ hoàng showbiz" Phạm Băng Băng - người kiếm chỉ được 21 triệu USD. Thậm chí, chỉ riêng ngày độc thân 11/11/2018, mỹ nữ thu về hơn 20 triệu USD sau 30 phút.

Không chỉ dừng lại ở đó, Trương Đại Dịch còn mở rộng mảng kinh doanh sang cả phụ kiện, nội y và mỹ phẩm. Nhãn hiệu làm đẹp Big Eve ra đời và tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng. Big Eve bán cả đồ trang điểm lẫn dưỡng da, cũng vẫn dùng hình ảnh của chính cô chủ để quảng bá.

Sang đến 2016, Trương Đại Dịch thành lập công ty Ruhnn Holding chuyên quản lý những người nổi tiếng trên mạng xã hội và đào tạo họ bán hàng qua mạng. Chỉ sau nửa năm mở cửa, Ruhnn Holding thu về gần 20 triệu USD. Sau khi báo cáo tài chính công ty của Trương Đại Dịch được tung ra, phía Alibaba đã nhảy vào đầu tư 300 triệu NDT, dịch thuật chiếm 9,5% cổ phần của Ruhnn Holding và định giá công ty này đã đạt 3,13 tỷ NDT.

Tháng 4/2019, Ruhnn Holding huy động được 125 triệu USD trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Đại Dịch đã trở thành cổ đông lớn thứ 2 với 13,5% cổ phần tại công ty.

Chân dung “tiểu tam” trong bế bối ngoại tình của chủ tịch Taobao: Tài năng hiếm có của TMĐT Trung Quốc, kiếm được 20 triệu USD trong 30 phút nhờ bán quần áo - Ảnh 2.

Kể từ khi vụ bê bối tình ái nổ ra, thành công của Trương Đại Dịch khiến nhiều người nghi ngờ có sự trợ giúp từ Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm. Tuy nhiên sau đó, tổ điều tra nội bộ của tập đoàn Alibaba đã tiến hành kiểm tra toàn diện về các khoản đầu tư của Alibaba vào Ruhan Holdings.

Kết quả: Quyết định đầu tư vào công ty này năm 2016 không liên quan đến Tưởng Phàm. Tưởng Phàm không có bất kỳ hành vi truyền lãi nào đến hoạt động kinh doanh của Ruhan Holdings và Trương Đại Dịch trên Taobao và Tmall.

Chính Trương Đại Dịch cũng từng khẳng định cô thành công dựa vào khả năng của chính bản thân mình.

"Tôi nghĩ rằng định hướng tương lai đúng đắn cho bản thân là việc làm rất quan trọng trong thời đại này. Và tôi đã làm được điều đó từ 10 năm trước. Thành công của tôi hoàn toàn đều dựa vào khả năng bắt kịp tốc độ phát triển của Internet. Mọi người hãy tin rằng bất kỳ ai cũng thể bước lên đỉnh cao bằng chính tài năng của mình", Đại Dịch chia sẻ với Ifeng.

Tuy vậy, bê bối tình ái lần này đang tác động không nhỏ đến con đường sự nghiệp của nữ doanh nhân 32 tuổi. Chỉ 2 ngày cổ phiếu của Ruhnn Holding đã giảm sâu xuống mức 9,14%, tương đương với 28 triệu USD. Riêng với Trương Đại Dịch, giá trị tài sản ròng đã "bốc hơi" 4,2 triệu USD. Truyền thông Trung Quốc đánh giá vụ lùm xùm có thể đẩy doanh nghiệp của cô vào nguy cơ bị phá sản.

Bạn đeo túi kiểu gì? Điều đó sẽ nói lên hàng tá bí mật hay ho về chính bạn

Soi ngay điểm mạnh tính cách của bạn chỉ qua cách đeo cặp hằng ngày - Ảnh 1.

1. Đeo cặp trên lưng

Nếu bạn thích một chiếc ba lô đeo trên lưng, có lẽ bạn luôn sẵn sàng cho những chuyến phiêu lưu, bạn luôn ở tâm thế chuẩn bị khởi hành bất cứ lúc nào. Bạn không ngại thử thách bản thân mình và tìm đến những chân trời mới. Và bản năng tìm tòi, phiêu lưu là thế mạnh trong tính cách của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng để ý tới mọi thứ xung quanh mình, thích thể hiện sự quan tâm tới mọi người xung quanh. Thế nên, bạn trở nên một người đáng tin cậy hơn bao giờ hết và sẽ khiến người khác học hỏi hay đi theo bạn.

2. Cầm cặp trên tay

Với thói quen cầm chắc chiếc cặp trong tay, có thể nói rằng bạn là người có tư duy thích kiểm soát mọi thứ dù là người hay vật. Bạn mong muốn được biết về nhiều điều quanh bạn, về những thứ đang diễn ra trước mắt, về những sự kiện đang được mọi người kể. Chẳng những thế, bạn cũng không ngại nói ra sự thật về một ai đó theo cảm nghĩ của mình hay những gì mình từng được nghe ra cho họ biết nó người đó yêu cầu.

Ngoài ra, bạn luôn có chính kiến và quan điểm riêng và luôn thể hiện được điều đó với mọi người. Người khác có thể tin tưởng nơi bạn vì độ chân thật mà bạn mang lại.

3. Đeo cặp một bên vai

Với những người thích đeo túi trên vai, một trong những sở thích lớn nhất đối với họ chính là đọc sách. Họ có thể cầm quyển sách trên tay trong khi một bên bận giữ chiếc túi. Việc đọc sách trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết và đó chính là cách mà người đó thư giãn.

Hơn nữa, họ cũng là những người khéo léo, biết cách ứng xử trong mọi tình huống giao tiếp để đối phương không cảm thấy buồn lòng. Kể cả trong lúc mắt họ đã sụp xuống vì buồn ngủ, họ cũng sẽ ráng để gặt đầu và giả vờ như đang lắng nghe câu chuyện của người khác để họ không thấy tủi thân.

4. Đeo cặp chéo sang vai

Nếu bạn có thói quen đeo cặp chéo, bạn là người khá kỹ tính và cảnh giác trước mọi tình huống. Điều này sẽ khiến cho không có tên cướp nào dám lại cần bạn và không thể nào cướp đi được những thứ quý giá của bạn. Bạn bit cách giữ gìn những điều mà mình đang có một cách tốt nhất.

Ngoài ra, dịch thuật bạn hơi có một chút ngạo mạn, kiêu căng và thích khoe khang những gì mình có, muốn mọi người biết mình đang có cuộc sống thoải mái, dư dả thế nào. Nhưng ngược lại, bạn cũng rất hào phóng với mọi người xung quanh và sẵn sàng ra tay giúp đỡ bất kỳ ai cần đến. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì nhiều người sẽ lợi dụng điều này mà trục lợi tài sản hay thậm chí các mối quan hệ của bạn.

5. Đeo cặp ngang bụng

Bạn phải vội vã làm một điều gì đó? Không, đó chỉ là cách để chiếc túi yên vị mà không bị gió thổi khi bạn đi với tốc độ nhanh. Bạn có thể là một tên lập dị, quái đản và có lúc bạn vượt qua cả giới hạn của sự lập dị, quái đản đó.

Tuy nhiên, hãy tự hào vì bạn sở hữu một bộ não với sự nhạy bén cực tốt kèm tri tưởng tượng vô cùng phong phú của mình, điều này làm bạn có thể có những sáng tạo mang đến những bất ngờ mới lạ.

Theo Brightside

Soi ngay điểm mạnh tính cách của bạn chỉ qua cách đeo cặp hằng ngày - Ảnh 2.